Hội Ceo 1982 được tổ chức theo mô hình sau:

a) Đại hội toàn thể hội viên

b) Ban Chấp hành Trung ương Hội

c) Ban Thường vụ Trung ương Hội

d) Ban Kiểm tra Hội

e) Các Ban chuyên môn

g) Văn phòng Hội

h) Cơ quan thông tin ngôn luận của Hội theo quy định của pháp luật

i) Chi nhánh Hội

j) Các Chi hội cơ sở

k) Văn phòng Đại diện

l) Các tổ chức, đơn vị chuyên môn trực thuộc Hội, phục vụ cho hoạt động của Hội.

* Ban Chấp hành Trung ương Hội

1. Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành họp 6 tháng một lần. Ban Chấp hành có 15 thanh viên, bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các Ủy viên.

2. Số lượng thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội quy định. Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội toàn thể Hội viên bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, có thể có một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội mời bổ sung theo quy định của Điều lệ này nhưng không được quá 20% số Ủy viên Ban Chấp hành tại thời điểm bổ sung.

3. Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định công việc theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Chủ tịch Hội.

4. Ngoài các thành viên được Đại hội bầu, Ban Chấp hành Trung ương Hội còn có Ủy viên là Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về ngành, lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được Đại hội nhất trí mời tham gia và có nhiệm vụ, quyền hạn như các Ủy viên khác của Hội.

5. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội phải là người có tâm huyết với Hội, có trình độ và khả năng điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để gánh vác nhiệm vụ được Hội giao.

6. Trong quá trình hoạt động, nếu vì nhiều lý do khác nhau, số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội không còn đủ như quy định của Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội sẽ phải bầu bổ sung số Ủy viên thiếu (trong số các Hội viên chính thức của Hội) nhưng không vượt quá số lượng Ủy viên mà Đại hội quy định. Hình thức bầu như quy định tại Điều 18 khoản 2.

7. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội có thể được bầu lại tại Đại hội toàn thể Hội viên hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo Quyết định của Đại hội bất thường hoặc theo đơn đề nghị của 50% số Hội viên chính thức.

8. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội là đại diện tổ chức pháp nhân do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ

chức pháp nhân đó và vẫn là Ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Trường hợp này phải báo cáo Ban Thường trực Trung ương Hội trước 30 (ba mươi) ngày và người thay thế phải được trên 50% số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội đồng ý.

9. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội là năm (05) năm.

10. Tùy theo yêu cầu, Ban Chấp hành Trung ương Hội có thể cử ra các Ban Chuyên môn giúp việc cho Hội.

* Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội

1. Cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

2. Nghị quyết về chương trình công tác và dự toán, quyết toán các khoản thu - chi hàng năm của Hội.

3. Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Hội, bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng Thư ký.

4. Quyết định triệu tập Đại hội toàn thể Hội viên, Hội nghị hàng năm và chuẩn bị các vấn đề liên quan cho Đại hội toàn thể Hội viên và các Hội nghị hàng năm của Hội.

5. Xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng, kỷ luật Hội viên.

* Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội

1. Ban Chấp hành Trung ương Hội họp thường kỳ sáu (06) tháng một lần vào những năm không có Đại hội hoặc có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.

2. Các quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về Bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

* Ban Thường vụ Trung ương Hội

1. Ban Thường vụ Trung ương Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số Ủy viên do Ban Chấp hành chỉ định.

2. Ban Thường vụ Trung ương Hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

3. Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành mời nhưng không được quá 20% số Ủy viên Ban Chấp hành hiện có trong thời điểm bổ sung.

4. Ban Thường vụ quyết định thành lập các Ban Chuyên môn, các tổ chức trực thuộc khác theo quy định của pháp luật và theo điều lệ Hội và bổ nhiệm người lãnh đạo các Ban Chuyên môn. Các tổ chức trực thuộc nhưng phải báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Hội tại cuộc họp gần nhất.

5. Ban Thường vụ thực hiện các nghĩa vụ và các mối quan hệ của Hội trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại, đối với các tổ chức quốc tế mà Hội tham gia trên những lĩnh vực có liên quan theo quy định của pháp luật.

6. Xét khen thưởng và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng tổ chức trực thuộc Hội hoặc Hội viên của Hội có thành tích xuất sắc nhưng phải báo cáo với Ban Chấp hành tại kỳ họp gần nhất.

7. Ban Thường vụ có thể mời một số chuyên gia kinh tế, pháp luật, quản lý, khoa học làm tư vấn cho Hội theo quy định của pháp luật. Các thành viên này được mời dự Đại hội, tham dự các kỳ họp của Ban Chấp hành và các cuộc họp khác của Hội do Ban Thường vụ quyết định.

8. Ban Thường vụ Trung ương Hội hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành Trung ương Hội thông qua.

9. Ban Thường vụ cử ra bộ phận Thường trực gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký để quản lý hoạt động của các Ban Chuyên môn, văn phòng, chi nhánh và văn phòng đại diện; xem xét, quyết định những dự án, đề án, kế hoạch công tác và những vấn đề lớn khác của Hội được quy định tại Điều 21 của Điều lệ này; kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành và các bộ phận thực thi nhiệm vụ của Hội.

* Chủ tịch danh dự, Chủ tịch và Phó Chủ tịch

1. Chủ tịch danh dự là người được Đại hội suy tôn, có quyền tham gia Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội nhưng không biểu quyết.

2. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:

a) Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.

b) Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban Chấp hành Hội.

c) Chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành Hội.

d) Trực tiếp điều hành Ban Thường vụ và bộ phận Thường trực Hội.

e) Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức - nhân sự của Hội.

g) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.

3. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch về mảng công việc mà Chủ tịch phân công. Trong số các Phó Chủ tịch có một Phó Chủ tịch được phân công thường trực để thay Chủ tịch điều hành công việc Hội khi Chủ tịch vắng mặt.

* Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký Hội

1. Tổng thư ký:

a) Là người giúp việc Chủ tịch điều hành công việc hàng ngày theo Nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác và theo quy chế của Hội được thông qua.

b) Tổng Thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hội và có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội trình Thường vụ thông qua rồi báo cáo trước Ban Chấp hành Hội.

Định kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành Hội về các hoạt động của Hội. Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội.

- Quản lý tài liệu của Hội.

Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Hội.

2. Phó Tổng thư ký: Là người giúp Tổng Thư ký điều hành công việc văn phòng và làm nhiệm vụ của Tổng Thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt.

* Văn phòng Hội

1. Văn phòng Hội được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Ban Thường vụ ban hành.

2. Hội có thể được đặt Văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật để thuận lợi cho việc triển khai công tác của Hội. Chức năng, nhiệm vụ,

quy chế hoạt động của văn phòng đại diện hoặc của chi nhánh của Hội do Ban Thường vụ ban hành theo quy định của pháp luật.

3. Các nhân viên của Văn phòng Hội được tuyển dụng và làm việc theo quy định của Bộ Luật Lao động.

4. Kinh phí hoạt động của Văn phòng do Tổng thư ký dự trù trình Ban Thường vụ Hội phê duyệt.

* Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra gồm năm (05) thành viên do Đại hội bầu trong số các Hội viên của Hội. Ban Kiểm tra bầu ra Trưởng Ban để điều hành công việc của Ban. Trưởng Ban Kiểm tra phải là Ủy viên Ban Chấp hành.

2. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra của Hội cùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

3. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Ban Chấp hành, Nghị quyết của Đại hội.

b) Kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản của Hội

c) Giải quyết đơn thư khiếu tố

d) Dự một số cuộc họp của Ban Chấp hành, của Ban Thường vụ theo quy chế của Hội.

e) Ban Kiểm tra có nhiệm vụ báo cáo trước Ban Chấp hành và trước Đại hội về hoạt động của Ban Kiểm tra và tình hình tài chính của Hội trong nhiệm kỳ qua.

g) Khi thấy cần thiết Ban Kiểm tra có thể thông báo tình hình và yêu cầu Ban Chấp hành giải quyết các vấn đề mà Ban đã phát hiện theo nhiệm vụ được giao.

* Thể thức thành lập các Ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc

1. Chủ tịch Hội ký Quyết định thành lập các Ban Chuyên môn, các đơn vị và tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật và của Điều lệ Hội.

2. Các Ban Chuyên môn, chi nhánh của Hội hoạt động bằng nguồn kinh phí do mỗi bộ phận dự toán và được Ban Thường vụ thông qua.

3. Cán bộ ở các Các Ban chuyên môn, chi nhánh của Hội được tuyển dụng và làm việc theo quy định của Bộ Luật Lao động.

* Chi hội và nhiệm vụ của Chi hội

1. Chi hội:

a) Việc thành lập Chi hội Hội Ceo 1982 được sự đồng ý của Ban Chấp hành Hội và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chi Hội hoạt động theo Quy chế được Ban Thường vụ Hội thông qua.

b) Mỗi tổ chức có từ năm (05) Hội viên trở lên có thể thành lập Chi hội. Ban Lãnh đạo cao nhất của Chi hội do Đại hội toàn thể Chi hội bầu ra. Việc thành lập Chi hội được tổ chức theo từng địa phương.

2. Nhiệm vụ của Chi hội:

a) Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện Điều lệ của Hội, Quy định của Hội và Chi hội.

b) Tuyên truyền phát triển hội viên mới và mở rộng uy tín của Hội

c) Tổ chức sinh hoạt học tập, tham quan, tập huấn

d) Tổ chức tiếp thị nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Chi hội

e) Chi hội chấp hành chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Ban Thường vụ